Khám dinh dưỡng cho trẻ em theo WHO

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, khám dinh dưỡng cho trẻ em ngày càng được nhiều bố mẹ quan tâm và sử dụng.

1. Tại sao nên đi khám dinh dưỡng cho trẻ?

Dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là một trong những vấn đề cần được cha mẹ chú trọng để đảm bảo cho sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ cho bé. Do đó, quá trình khám dinh dưỡng trở nên cần thiết với những lợi ích như sau:

– Đánh giá thể trạng của bé để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động sao cho phù hợp nhất.

– Phát hiện sớm các bệnh lý dinh dưỡng phổ biến như: suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì hoặc thiếu vitamin và khoáng chất để kịp thời đưa ra phác đồ điều trị, tránh những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé.

– Bố mẹ được hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với sự phát triển của bé bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Từ đó có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý mang lại những lợi ích cho sức khỏe của trẻ cũng như xây dựng một lối sống khoa học khi bé đến giai đoạn trưởng thành.

Khi đưa bé đi khám dinh dưỡng, bố mẹ được hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với sự phát triển của bé.

2. Khi nào mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng?

Trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời của bé, chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng và cần được bố mẹ hết sức lưu tâm. Bởi vì đây là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển và hoàn thiện và là tảng sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này.

Vì thế, các phụ huynh nên chú ý vào các cột mốc là 6, 9, 12, 15, 18, 24 tháng tuổi để cho bé đi khám dinh dưỡng nhằm kiểm tra sớm những vấn đề dinh dưỡng hiện tại có thể làm sự phát triển của bé bị gián đoạn. Khi con được 24 tháng trở đi, cha mẹ nên cho trẻ tái khám dinh dưỡng định kỳ từ 1 đến 2 lần trong năm.

Ngoài ra khi bé có một trong những biểu hiện sau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt:

– Bé có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe: biếng ăn, chậm lớn, không tăng cân, hoặc thừa cân, béo phì, da xanh xao, nhợt nhạt, người lừ đừ, không chịu vận động,…

– Hệ tiêu hóa của bé có vấn đề: hay bị nôn ói khi ăn, tiêu chảy hoặc táo bón không rõ nguyên do.

– Trẻ suy giảm khả năng miễn dịch như hay sổ mũi, ốm vặt, bị ho khi thời tiết thay đổi, tóc mọc ít, tóc thưa, tóc mọc không đều, …

– Cơ thể trẻ bị thiếu vi chất nhất là canxi, vitamin D khiến cho bé hoạt động kém, chậm lẫy, bò, ngồi, đi, hay giật mình và ngủ không sâu giấc, chậm mọc răng, sâu răng, răng bị hỏng,…

3. Một vài lưu ý khi cho trẻ đi khám dinh dưỡng

Để đảm bảo kết quả quá trình khám, bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra hướng chăm sóc phù hợp với sự phát triển của trẻ, bố mẹ cần lưu ý bà điều quan trọng sau:

– Hiểu rõ các biểu hiện và tình trạng hiện tại của trẻ: đây là lưu ý quan trọng nhất nhằm trao đổi chi tiết với bác sĩ dinh dưỡng giúp bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị chính xác và phù hợp.

– Mang theo hồ sơ khám bệnh trước đó (nếu có) để có căn cứ chẩn đoán chính xác, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí xét nghiệm không cần thiết.

– Ghi nhớ thói quen ăn uống và sinh hoạt của bé: bố mẹ cần nhớ những điều này trong vòng ít nhất 1 tuần đến 1 tháng. Những thông tin như số lượng và tần suất ăn, thời gian ăn, ngủ nghỉ, vui chơi đều là cơ sở dữ liệu cần thiết để đưa ra phác đồ chăm sóc dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Welcome

Install
×
Shopping cart0
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Continue shopping
0